BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2024 CỦA TRƯỜNG MN PHỤNG CÔNG.
Thực hiện công văn số 466/PGDĐT-CTTT ngày 28 tháng 10 năm 2024 của PGD&ĐT huyện Văn Giang về việc hưởng ứng “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” trong các đơn vị giáo dục năm 2024; trường Mầm non Phụng Công xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, các con học sinh với các nội dung như sau:
Hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, chiều ngày 20 tháng 11 năm 2024 trường Mầm Non Phụng Công tổ chức buổi tuyên truyền. Được sự phân công của BGH nhà trường, cô Đào Thị Thiết – Phó hiệu trưởng đã thực hiện buổi tuyên truyền với sự tham gia của tất cả các đồng chí CB,GV trường Mầm Non Phụng Công.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.
Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông vầ mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Theo người “Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng” “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng CNXH chỉ một nửa”.
Hưởng ứng tháng hành động vì Bình đẳng giói và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới diễn ra từ ngày 15/11 đến ngày 15/12/2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giói và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”
Với những khẩu hiệu và thông điệp truyền thông:
1. Hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giơi và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới.
2. Đầu tư cho bình đẳng giới là đầu tư cho tương lai.
3. Bình đẳng giói là thước đo cho sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.
4. Tăng quyền năng cho phụ nữ là tăng vị thế của quốc gia.
5. Giới tính không quyết định năng lực và trình độ.
6. Nam – nữ bình đẳng, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc.
7.Chia sẻ việc nhà, gia đình hạnh phúc.
8. Mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em là vi phạm pháp luật.
9. Mọi hình thức bạo lực đều vi phạm pháp luật và bị xử lí nghiêm minh.
10. Bình đẳng giới là chìa khóa để xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
11. Chấm dứt bạo lực, vun đáp yêu thương.
12. Chấm dựt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
13. hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em.
14. Hãy lên tiếng khi bị bạo lực.
15. Hãy hành động vì cộng đồng bình đẳng, văn minh, an toàn và không bạo lực.
16. Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và người bị xâm phạm.
17. Đồng tình với bạo lực là bạn đang cổ xúy cho hành vi sai trái.
18. Không đổ lỗi cho người bị bạo lực.
19. Hành động ngay hôm nay, bình đẳng giói trong tầm tay.
Qua chủ đề và các khẩu hiêu, thông điệp trên chúng ta thấy nội dung bình đẳng giới chủ yếu hướng về bảo vệ đối tượng nào trong xã hội?
Chủ yếu là bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái. Vì đây là những đối tượng yếu thế cần được sự chăm sóc, bảo vệ của toàn xã hội. Người phụ nữ trong thời kì phong kiến họ đã phải chịu đựng quá nhiều sự đau khổ và thiệt thòi. Cách mạng đã thành công, đất nước được giải phóng mở ra mội thời kì phát triển mới: thời kì xây dựng CNXH, vì vậy những tư tưởng lạc hậu, tàn dư của xã hội cũ cần phải được loại bỏ, một trong những tư tưởng ấy là tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”.
Có nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ không? Vì sao?
Không nên có sự phân biệt giữa nam và nữ vì:
- Dù nam hay nữ, hay giới tính thứ 3 thì tất cả đều là con người và lẽ đương nhiên phải được bình đẳng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong Bản tuyên ngôn “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ cái quyền không ai có thể xâm phạm đươc…”
- Nam và nữ là hai phần không thể thiếu để tạo nên sự phát triển bền vững của nhân loại. Vì vậy, nam nữ đều có giá trị ngang nhau, đều là những mảnh ghép hoàn hảo để tạo nên sự phát triển bình thường và tuyệt vời của xã hội. Nên nam nữ phải được đối xử như nhau.
- Giới tính nam hay nữ hay giới tính thứ ba là các mà chúng ta không có quyền lựa chọn. Trên thế giơi hiện nay có hơn 8 tỉ người, mỗi người là một phiên bản độc đáo và duy nhất, không ai giống ai. Vì vậy, chúng ta tôn trọng sự khác biệt của người khác và người khác tôn trọng sự khác biệt của chúng ta. Làm được điều này , bất bình đẳng không có lí do để tồn tại.
- Những người phụ nữ trong cuộc đời của chúng ta không ai khác đó là nữ đồng nghiệp, ban gái, chị em gái, cô giáo, vợ (khi lập gia đình) và đặc biệt đó là những người mẹ đã sinh thành ra ta. Những người này chỉ sợ không đủ chỗ cho sự yêu thương, thì làm sao có thể đối xử tệ bạc với họ đươc.
- Phụ nữ là phái yếu, nam giới là phái mạnh. Sự mạnh mẽ của nam giới không phải đo bằng sức mạnh của cơ bắp để khống chế phụ nữ, không phải là sức mạnh của quyền uy để bắt phụ nữ phải phục tùng, Mà sức mạnh của nam giới nằm ở khả năng che chở, bảo vệ, yêu thương và mang lại hạnh phúc cho người phụ nữ.
Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm “Đời thừa” đã viết: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai của người mà kẻ mạnh là kẻ nâng người khác trên đôi vai của mình”.
Hãy hành động ngay từ bây giờ vì bình đẳng giới và ngăn chặn bạo lực trên cơ sở giới! Hãy luôn nhớ rằng những người khác giới sẽ góp phần làm cho cuộc đời của chúng ta thêm hoàn hảo. Vì vậy, “Hãy nói KHÔNG với bất bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới”
Trong môi trường giáo dục mầm non bình đẳng giới sẽ thế nào?
Bình đẳng giới ở trẻ em Mầm non là vấn đề đang được xã hội hết sức quan tâm. Việc xây dựng môi trường học tập có đáp ứng giới, bằng hình thức “Học bằng chơi, học bằng trải nghiệm” giúp trẻ hình thành lòng tự tôn, tự trọng, phát triển nhân cách và xây dựng các mối quan hệ tích cực.
- Bé trai chơi ở góc xây dựng, chơi ô tô, đá bóng, mạnh mẽ, không được khóc còn bé gái chơi bán hàng, búp bê, múa, nhẹ nhàng, nũng nịu .... Những khuôn mẫu giới này tồn tại phổ biến ngay từ trong các trường mầm non, cả giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ đều cần hỗ trợ để nhận diện và loại bỏ những khuôn mẫu giới tiêu cực trong quá trình nuôi dạy và giáo dục trẻ.
- Để đưa các nội dung giáo dục về bình đẳng giới giữa bé gái và bé trai vào các nội dung bài học cho trẻ mầm non phù hợp, hiệu quả. Cán bộ quản lý và giáo viên Trường Mầm non Phụng Công đã học tập, tham gia hội thảo để chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và phát triển chuyên môn về bình đẳng giới.
Bình đẳng giới thực chất là bình đẳng về quyền, về nghĩa vụ, về việc được hưởng mọi cơ hội và kết quả của nam và nữ. Việc đảm bảo bình đẳng giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện như nhau cho trẻ em trai và trẻ em gái bộc lộ tiềm năng, phát triển năng lực của mình mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào; Góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện và học tâp thành công ở giai đoạn tiếp theo. Góp phần quan trọng để hình thành các quan điểm tiến bộ về giới ngay từ giai đoạn đầu đời. Tạo nền tảng cho hành động có trách nhiệm giới của học sinh khi các em vào học cấp Tiểu học, Phổ thông và khi trưởng thành.
Tuyên truyền lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, qua Zalo từng nhóm lớp về các nội dung liên quan đến chủ đề của “Tháng hành động năm 2024”; tuyên truyền về các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nói chung và phụ nữ, trẻ em nói riêng, đặc biệt là các đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn; tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái trong việc thúc đẩy bình đẳng giới.
Giáo viên lồng ghép bình đẳng giới vào các hoạt động trong ngày, xây dựng môi trường học tập có đáp ứng giới, bằng hình thức “Học bằng chơi, bằng các hoạt động trải nghiệm”, giúp trẻ hình thành lòng tự tôn, tự trọng, phát triển nhân cách và xây dựng các mối quan hệ tích cực. Bên cạnh đó không thể thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Kết quả mang lại giúp cả bé trai và bé gái tự do thể hiện tính cách, sở thích và phát huy tính sáng tạo. Nhờ đó, giúp các con phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.
Người thực hiện: Đào Thị Thiết